Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề: Hướng dẫn học sinh lớp 4 làm văn viết thư, kể chuyện

15/11/2021
Đánh giá:
Nhằm rút kinh nghiệm và cùng bàn bạc, xây dựng những tiết dạy hiệu quả, hai tuần một lần, tổ 4 lại tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề bằng hình thức trực tuyến. Đến thời điểm này, các giáo viên trong tổ đã hướng dẫn học sinh hai dạng văn đó là viết thư và kể chuyện. Các con đã viết được hai dạng bài này đạt yêu cầu.

Với dạng văn viết thư, ngoài một số đề bài gợi ý trong sách giáo khoa có thể bổ sung thêm đề bài dưới đây để HS có thêm lựa chọn. GV có thể hướng dẫn HS gửi thư qua Gmail, Zalo...)

Đề bài: Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng dịch Covid, người thân của em phải xa nhà hoặc phải đi cách li. Hãy viết thư để thăm hỏi và động viên người đó.

Khi viết thư, HS cần phải xác định được các nội dung sau:

- Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
- Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
- Viết thư cho người thân lớn tuổi thì cần xưng hô như thế nào?
- Hỏi thăm người nhận thư và kể về mình.

Cần thăm hỏi người lớn những gì?
Cần kể cho người thân nghe những gì về tình hình của bản thân, gia đình hiện nay?

- Nên chúc người thân của mình, hứa hẹn những điều gì?

* Chú ý tách đoạn theo nội dung để bài văn rõ bố cục.

Gợi ý chi tiết: Một bức thư thông thường gồm những nội dung sau:

1. Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư (Nếu viết thư để hỏi thăm và chúc mừng năm mới lưu ý ghi thời gian phù hợp).

- Lời thưa gửi

2. Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư. (Viết 1 đoạn từ 3 -> 5 câu)

- Hỏi thăm người nhận thư và kể về mình. (Viết gộp 2 nội dung thành 1 đoạn từ 5  -> 6 câu)

       +Thăm hỏi tình hình của người nhận thư (Nên sử dụng những từ nghi vấn khác nhau trong các câu hỏi. Ví dụ .......có khỏe không?........... ổn cả chứ?........thế nào rồi?)  

        +Thông báo tình hình của người viết thư (Kể về sức khỏe, tình hình học tập, một vài sự kiện nổi bật của mình hoặc gia đình mình...)
 - Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư
(Viết 1 đoạn từ 3 > 5 câu)

(Có thể kể lại một kỉ niệm, một số hoạt động đáng nhớ của mình với người nhận thư diễn ra vào thời điểm này năm ngoái...)

3. Phần cuối thư

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.
- Chữ kí và tên hoặc họ tên.

Với dạng văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc:

  1. Mở bài (1 đoạn)

Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể:

+ Tên truyện là gì? Của tác giả nào? Thuộc tập sách, truyện nào?

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện bằng 1-2 câu.

+ Lời chuyển ý: Đầu đuôi câu chuyện/ Chuyện là thế này.

  1. Thân bài (Mỗi sự việc viết 1 đoạn)

Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện (theo đúng ngôi kể), có thể sáng tạo trong lời kể nhưng không được thay đổi nội dung.

  1. Kết bài (1 đoạn)

Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Gợi ý một số câu chuyện về trung thực, nhân hậu: Những hạt thóc giống; Cái giá của sự trung thực; Ba lưỡi rìu; Đồng tiền vàng; Câu chuyện bên ngoài rạp xiếc; Nàng tiên Ốc; Người ăn xin;...

Dưới đây là một số hình ảnh gợi ý chi tiết viết mở bài, kết bài và một số bài văn của học sinh:


Tác giả: BAN TRUYỀN THÔNG
Tổng số điểm của bài viết là: 2/5 trong 14 đánh giá
Chia sẻ: